Financial Times: Việt Nam đứng đầu thế giới về dự án FDI đầu tư mới


日期职位: 17:13:04 - 24/08/2015

Trong bảng xếp hạng dự án đầu tư mới bằng nguồn vốn FDI, Việt Nam đứng đầu thế giới và bỏ xa so với các thị trường mới nổi khác.

Theo fDi Intelligence, Việt Nam đứng đầu trong bảng xếp hạng các dự án FDI đầu tư mới với 8,4 điểm, bỏ xa vị trí sau đó là Romania và Hungary cũng như các thị trường khác trong khu vực như Malaysia và Thái Lan.

Nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và được thúc đẩy bởi đầu tư cũng như xuất khẩu. Trong khoảng 2003-2014 đã thu hút được hơn 2.000 dự án FDI đầu tư mới. Gần một nửa trong số các dự án FDI của Việt Nam được đầu tư vào ngành sản xuất do lợi thế nhân lực dồi dào và chi phí rẻ. Việt Nam cũng đã tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống 22% và cải tổ hệ thống thông tin tín dụng.

Trong bảng xếp hạng của fDi, mức điểm 1 cho thấy sự cân bằng giữa tỷ lệ dự án FDI đầu tư mới với GDP của quốc gia đó, cao hơn mức điểm này cho thấy tỷ lệ này lớn hơn và ngược lại.

Việt Nam với mức điểm 8,14 cho thấy các dự án FDI đầu tư mới đang bị thu hút cao hơn gấp 8 lần so với những dự đoán dựa trên quy mô của nền kinh tế. Việt Nam cũng đạt mức điểm cao nhất trong số các quốc gia phát triển và nền kinh té mới nổi, khi thu hút hơn 100 dự án FDI đầu tư mới trong năm 2014.

Mặc dù Trung Quốc đã là điểm đến hàng đầu cho dự án FDI đầu tư mới trong khoảng 2003-2014, nhưng đầu tư vào nước này đã chậm lại trong thời gian gần đây. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã vượt xa số dự án FDI đầu tư mới, khiến điểm số của nước này trên bảng xếp hạng bị ảnh hưởng qua các năm. Với mức điểm 0,56, tỷ lệ dự án FDI đầu tư mới quá nhỏ so với GDP của nước này.

Trong 5 nền kinh tế đứng đầu thế giới, Anh là nước duy nhất có điểm số lớn hơn 1, tất cả những nước còn lại như Mỹ (0,56), Nhật Bản (0,26), Đức (0,99) và Trung Quốc đều có điểm số nhỏ hơn 1.

Có 7 trong số 14 nền kinh tế mới nổi được xem xét là có mức điểm lớn hơn 1 trong liên tiếp 12 năm qua.

Ấn Độ, dù có nhiều biến động, vẫn cho thấy mức điểm thấp giống như Trung Quốc. Điều này chứng tỏ tăng trưởng GDP của nước này cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng dự án FDI đầu tư mới, mà nguyên nhân chính là những rắc rối khiến các dự án đầu tư bị chậm.

Ngược lại, Mexico lại có những tiến bộ vượt bậc với mức điểm ổn định lớn hơn 1 qua từng năm.

Năm 2014, fDi Markets đã xem xét 71 quốc gia, trong đó mỗi quốc gia phải nhận được ít nhất là 25 dự án FDI đầu tư mới.(KCN Tan Binh)

Theo  NCĐT

Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng cho doanh nghiệp Hàn Quốc


日期职位: 11:20:41 - 26/08/2015

Một loạt những ưu thế, như: giá thuê đất, giá nhân công tương đối thấp; hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; nỗ lực cải cách hành chính... đã được phía Việt Nam thông tin rõ ràng trong Diễn đàn Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc.

Diễn đàn diễn ra ngày 14/7 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Trung tâm Asean - Hàn Quốc phối hợp tổ chức đã thu hút sự tham dự đông đảo của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Hàn Quốc là đối tác lớn

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương đã nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam tới các nhà đầu tư Hàn Quốc. Theo đó, Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới, tăng trưởng ổn định hơn và kiểm soát tốt lạm phát. Trong 6 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng ở mức 6,28%, dự kiến cả năm 2015 là 6,5%. GDP bình quân năm 2015 ước đạt 2.200 USD/người. Kim ngạch thương mại tăng 15%/năm, dự kiến đạt 350 tỷ USD năm 2015. Tổng vốn cam kết nước ngoài tại Việt Nam đạt 257 tỷ USD, với hơn 18.500 dự án đang hoạt động.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Hàn Quốc đứng số 1/103 nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với tổng số 4.459 dự án đầu tư và 39,16 tỷ USD vốn đăng ký. Doanh nghiệp FDI Hàn Quốc sử dụng khoảng 70 vạn lao động và đóng góp trên 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện có 24 dự án đầu tư sang Hàn Quốc (tổng vốn đầu tư đăng ký phía Việt Nam là 10,48 triệu USD). Tuy nhiên, các dự án có quy mô nhỏ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ...

 

Trong quan hệ kinh tế với Hàn Quốc, hai nước đã có những bước tiến lớn. Hàn Quốc là đối tác nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Đặc biệt, vào tháng 5/2015, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại tự do FTA với Hàn Quốc. Cùng với các hiệp định FTA khác đang mở ra cho Việt Nam một nền kinh tế tự do với 55 quốc gia đối tác, trong đó có 15 thành viên của G-20 và đó chính là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư Hàn Quốc tới Việt Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương khẳng định: "Việt Nam cam kết hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm tiếp tục thu hút các doanh nghiệp từ Hàn Quốc đến làm ăn".

Trong phát biểu của mình, ông Kim Joung Sun, Tổng Thư ký Trung tâm Asean - Hàn Quốc (AKC) đánh giá Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về tăng trưởng, với tỷ lệ dân số vàng và truyền thống hiếu học, người trẻ Việt Nam được đánh giá không thua kém người trẻ ở bất kỳ quốc gia nào. Ông cho biết, gần đây các chuyên gia kinh tế thế giới gọi Việt Nam là “Con rồng Châu Á” và đó là lý do nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang muốn đầu tư vào đây. Với Hàn Quốc, nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Lotte, LG, Huyndai... cũng đang hoạt động ở Việt Nam, kéo theo nhiều doanh nghiệp vệ tinh sang đầu tư.

Tổng Thư ký AKC cũng cho biết thêm, hiện tại có khoảng 4.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào lĩnh vực may mặc, giày dép và công nghiệp nhẹ nhưng phạm vi hợp tác kinh tế đang được mở rộng trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như điện tử, công nghệ thông tin. Vì thế, Diễn đàn này là cơ hội cho các doanh nghiệp điện tử Hàn Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam.

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Jun Dea Joo thì lạc quan tin tưởng tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương của hai nước trong thời gian tới sẽ tăng lên 70 tỷ USD đến năm 2020. Trao đổi thương mại giữa hai nước đã đạt con số kỷ lục hơn 30 tỷ USD năm 2014. Tính đến tháng 5/2015, tổng giá trị thương mại giữa hai nước trong năm nay đã lên tới 14,66 tỷ USD.

Vì sao nên đầu tư vào Việt Nam?

Đại sứ Jun Dea Joo cho biết, có một chủ đề đang rất được quan tâm tại giới kinh tế ở Hàn Quốc là “Việt Nam là đất nước như thế nào?” và “Có nên đầu tư vào Việt Nam hay không?”.

Câu trả lời phần nào đã được giải đáp rõ ràng tại Diễn đàn này.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết, năm 2014, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về chỉ số mức độ hấp dẫn đầu tư. Cùng với đó, Việt Nam cũng  đang tích cực đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng cơ sở. Về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội…, Việt Nam phấn đấu đạt mức chỉ tiêu môi trường kinh doanh ngang mức bình quân của ASEAN 6 vào năm 2015 và ASEAN 4 vào năm 2016. Nhiều luật mới được ban hành có hiệu lực từ 1/7/2015 như Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục phù hơp với tiêu chuẩn quốc tế và cam kết thương mại tự do... sẽ tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn cho nhà đầu tư.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, so với nhiều quốc gia trong khu vực, môi trường đầu tư Việt Nam có 9 ưu điểm thuận lợi nổi bật cho các nhà đầu tư Hàn Quốc, đó là: Ổn định chính trị; Dân số trẻ; Nguồn nhân lực dồi dào; Tăng trưởng kinh tế tốt: Chính sách mở cửa; Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; Có vị trí chiến lược; Văn hóa tương đồng; Đối tác chiến lược.

Đặc biệt, chi phí đầu tư ở Việt Nam cũng rẻ hơn nhiều quốc gia trong khu vực do giá thuê đất, giá nhân công tương đối thấp. Dẫn báo cáo của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), ông Đỗ Nhất Hoàng thông tin thêm, tiền lương lao động phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh ở mức 173 USD một tháng, thấp hơn mức 241 USD tại Jakarta (Indonesia), 366 USD ở Bangkok (Thái Lan) và 522 USD tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Giá thuê đất khu công nghiệp của Việt Nam cũng chỉ khoảng 0,14 USD mỗi m2 trong một tháng, so với mức 4-7 USD của Trung Quốc, Thái Lan...

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm đầu tư tại Việt Nam… Với những ưu thế đó, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Tại Diễn đàn, ông Đỗ Nhất Hoàng cũng đã giới thiệu khái quát về những điểm mới nổi bật của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, được cho là sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng, và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung. Theo đó, quy trình thủ tục cấp phép đầu tư sẽ được đơn giản hóa, thay vì phải làm việc với lãnh đạo tỉnh, hiện tại nhà đầu tư nước ngoài có thể làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thời gian được chấp thuận tối đa 15 ngày với dự án thông thường, 40 ngày với dự án thuê đất của Nhà nước và khoảng 60 ngày với dự án lớn phải có ý kiến của Thủ tướng. Với ngành công nghiệp hỗ trợ, mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu cũng được ưu đãi tối đa.

Cần tạo điều kiện tốt cho người lao động

Tại Diễn đàn, đại diện nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã đặt các câu hỏi về môi trường đầu tư, các vấn đề lao động, hạ tầng... Có doanh nghiệp đặt nghi vấn, trước đây Trung Quốc cũng từng có nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư như miễn thuế, nhân công giá rẻ. Tuy nhiên 10 năm sau câu chuyện đã khác, khiến doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc phải dịch chuyển khỏi quốc gia này. Liệu doanh nghiệp có gặp phải trường hợp như vậy khi đầu tư vào Việt Nam?.

Ông Đỗ Nhất Hoàng cho rằng, để nói câu chuyện 10 năm sau là rất khó nhưng Việt Nam luôn theo đuổi xu hướng thông thoáng, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư vào Việt Nam. Ông cũng chấn an, nếu dự án đầu tư không thuộc diện gây ô nhiễm môi trường, tiêu thụ điện năng lớn thì không nên lo lắng.

Vấn đề dân số già cũng được nhắc tới, song Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, theo tính toán phải đến 30- 40 năm nữa thì điều đó mới diễn ra. Các doanh nghiệp Hàn Quốc yên tâm vì nguồn nhân lực ở Việt Nam rất dồi dào.

Hiện tượng đình công của công nhân cũng được các doanh nghiệp Hàn Quốc đặt câu hỏi. Ông Hoàng cho biết, mấy năm gần đây tình trạng này giảm đi rất nhiều. Chính phủ và các địa phương khẳng định không công nhận đình công bất hợp pháp, không dung túng đình công bất hợp pháp nên doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm.

Có chăng công đoàn bảo vệ người lao động chủ yếu liên quan tới mức lương và điều kiện làm việc. Ông Hoàng nói, luật đã quy định về mức lương và điều kiện làm việc, nếu giới chủ thực hiện tốt những quy định này thì tôi nghĩ không có vấn đề gì.

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cũng khuyên các nhà đầu tư Hàn Quốc hãy tạo một môi trường làm việc tốt cho công nhân. Ông lấy một ví dụ rất điển hình của một doanh nghiệp Hàn Quốc là Samsung, doanh nghiệp này đã cung cấp các bữa ăn ngon và sạch, lương 6 triệu đồng/tháng, các căn hộ sạch đẹp mà Samsung đang cung cấp cho công nhân Việt Nam đã tạo cho họ yên tâm làm việc. Ông nhấn mạnh: "Nếu giới chủ cải thiện chất lượng bữa ăn trưa, điều kiện ăn ở sạch sẽ, hỗ trợ lao động tốt thì không vấn đề gì"./. (KCN Tan Binh)

                                                                                                                           Theo kinhtevadubao

合作伙伴 - 客户


WAY TO THE IP

照片库

 

在线支持

Tiếng Việt & English:
Anh Tuấn (Mr) - 0933 446 988

Kế hoạch - Kinh doanh

Minh Tuấn (Mr) - 0902 954 549

Kế hoạch - Kinh doanh

Minh Thiện (Mr) - 0986 317 217

Hành chính - Nhân sự

文:

万莉莉 - 0917 616 125

QQ: 291722 7502

业务企划部

 

网页链接


计数器统计

mod_vvisit_counter mod_vvisit_counter mod_vvisit_counter mod_vvisit_counter mod_vvisit_counter mod_vvisit_counter