Trong năm 2014, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật tác động mạnh đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Những quy định mới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ cải cách về thể chế kinh tế, tạo lập môi trường kinh doanh tự do và cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài hai luật quan trọng là Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư cùng có hiệu lực từ ngày 1-7-2015 đã được TBKTSG giới thiệu trong hai số báo 49 và 50-2014 (bài Luật Doanh nghiệp 2014 mở rộng quyền tự do kinh doanh và bài Luật Đầu tư 2014 - tiến và lùi), xin giới thiệu với bạn đọc một số luật khác có liên quan. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và đảm bảo tính khả thi của dự án bất động sản, luật yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định ít nhất 20 tỉ đồng và phải ký quỹ trước khi thực hiện dự án, trong khi quy định hiện hành là 6 tỉ đồng. Đây cũng là một rủi ro về thay đổi pháp luật đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp này buộc phải chủ động nâng cao năng lực tài chính và tự điều chỉnh nếu muốn tồn tại, như sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp. Luật mới đưa ra điều kiện mới đối với việc bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai qua quy định yêu cầu các chủ đầu tư phải được bảo lãnh bởi ngân hàng thương mại đủ năng lực trước khi bán. Quy định này bảo vệ quyền lợi của người mua khi tham gia giao dịch nhưng cũng tạo thêm trách nhiệm ràng buộc, chi phí tuân thủ đối với các chủ đầu tư. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, doanh nghiệp phải có vốn tự có không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án dưới 20 héc ta và không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án từ 20 héc ta trở lên. Luật này có hiệu lực từ ngày 1-7-2015. Luật Nhà ở (sửa đổi) Điểm mới nổi bật nhất trong Luật Nhà ở (sửa đổi) là việc mở rộng đối tượng và điều kiện cho tổ chức và cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau: (i) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; và (ii) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Luật không có quy định giới hạn số lượng căn hộ, nhà một người nước ngoài có thể mua mà chỉ giới hạn tổng số căn hộ lưu trú mà người nước ngoài sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư hay 250 căn nhà nếu là nhà ở riêng lẻ trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường. Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở (thương mại) lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam. Luật Nhà ở khẳng định lại định nghĩa về phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng trong nhà chung cư. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng. Luật Nhà ở 2005 chưa quy định đến vấn đề quản lý, vận hành các chung cư là những nhà tập thể, cư xá được xây dựng trong thời gian trước đây. Tại luật mới, việc vận hành, quản lý những nhà chung cư này có thể được thông qua mô hình nhà chung cư “không có thang máy”. Tuy nhiên, vấn đề này cần được giải quyết rốt ráo tại các văn bản hướng dẫn thi hành trong tương lai. Luật này có hiệu lực từ ngày 1-7-2015. Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về thuế Luật Sửa đổi, bổ sung các luật về thuế bao gồm các nội dung liên quan đến Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế tài nguyên, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Hải quan. Theo luật mới, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi để tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không còn bị khống chế ớ mức trần 15%. Luật mới áp dụng mức thuế suất ưu đãi 17% kể từ ngày 1-1- 2016 cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được áp dụng thuế suất ưu đãi 20% theo quy định tại khoản 3, điều 13, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau: phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5%; dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%; sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%; riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%; hoạt động kinh doanh khác: 1%. Doanh thu được xác định là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Luật mới đã bổ sung “nước thiên nhiên” là đối tượng chịu thuế. Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng nước thiên nhiên phải chịu thuế trừ trường hợp cá nhân, hộ gia đình sử dụng nước thiên nhiên cho mục đích sinh hoạt. Luật này có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2015. Luật Đầu tư công 2014 Đầu tư công đã được quy định là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở này, Luật Đầu tư công ra đời nhằm thống nhất các quy định pháp luật trong lĩnh vực này về một mối thay vì được điều chỉnh rải rác tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư với một bên là Nhà nước cần phải quan tâm tới những quy định tại luật này. Luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2015. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 Ngoài định nghĩa mới về doanh nghiệp nhà nước tại Luật Doanh nghiệp 2014 (là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ), luật này xác định doanh nghiệp nhà nước chỉ được hoạt động trong bốn lĩnh vực, cụ thể là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế. Luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2015. Theo http://www.thesaigontimes.vn |
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản đồng ý điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020 của 31 tỉnh, thành phố.
Cụ thể, 31 tỉnh, thành phố có điều chỉnh quy hoạch KCN gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh.
Tại văn bản, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý đưa ra khỏi quy hoạch 5 KCN và giảm diện tích 6 KCN chưa được thành lập tại 5 tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Bến Tre và Tiền Giang; giảm diện tích 16 KCN đã được thành lập tại 9 tỉnh, thành phố gồm Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, An Giang và Cần Thơ; điều chỉnh tăng diện tích 4 KCN đã được thành lập tại 3 tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc và Đồng Tháp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút đầu tư vào các KCN; 10 tỉnh có tỷ lệ lấp đầy KCN thấp nhất, định kỳ 6 tháng/lần có báo cáo về tình hình thu hút đầu tư gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương trình đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển KCN đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố còn lại; theo dõi và hỗ trợ các địa phương trong việc thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển các KCN theo quy hoạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy hoạch, cấp giấy chứng nhận đầu tư và thành lập KCN.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn và xử lý dứt điểm tình trạng KCN chậm triển khai, kém hiệu quả, các dự án đầu tư trong KCN chậm triển khai, vi phạm pháp luật.
Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy hoạch chi tiết, môi trường, đất đai tại các KCN; thực hiện tốt công tác phổ biến quy hoạch, hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư các hộ dân thu hồi đất.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 07/CT-TTg, ngày 2/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, KCN và cụm công nghiệp, định kỳ rà soát, đảm bảo việc phát triển các KCN trên địa bàn tuân thủ theo quy hoạch được phê duyệt.
Về xử lý nước thải tập trung tại các KCN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố còn KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung lập phương án, lộ trình thực hiện và thời gian hoàn thành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của các địa phương trên”, văn bản nêu rõ./. (KCN Tan Binh)
Theo kinhtevadubao
Tiếng Việt & English: | |
|
Anh Tuấn (Mr) - 0933 446 988
Kế hoạch - Kinh doanh |
|
Minh Tuấn (Mr) - 0902 954 549 Kế hoạch - Kinh doanh |
|
Minh Thiện (Mr) - 0986 317 217 Hành chính - Nhân sự |
中文: | |
|
万莉莉 - 0917 616 125 QQ: 291722 7502 业务企划部 |