Năm 2015, Bình Dương đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 1 tỷ đô-la Mỹ. Qua 2 tháng đầu năm, đã có 180 triệu đô-la Mỹ vốn FDI đầu tư vào tỉnh. Cùng với thu hút vốn FDI hiệu quả trong 2 tháng qua, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh cho biết, sẽ tăng vốn đầu tư để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm nay.
Sản xuất gỗ xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Công nghiệp gỗ Kaiser Việt Nam Ảnh: T.BÌNH
Thu hút vốn FDI đạt kết quả tốt
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến nay, tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh tiếp tục đạt kết quả tốt. Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 25-2 đã có gần 180 triệu đô-la Mỹ vốn FDI đầu tư vào tỉnh; trong đó có 20 dự án mới được cấp chứng nhận đầu tư với vốn đăng ký gần 68,6 triệu đô-la Mỹ và 16 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm hơn 111,2 triệu đô-la Mỹ. Với kết quả này, đến nay Bình Dương đã thu hút 2.412 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 20,66 tỷ đô-la Mỹ; trong đó có 1.404 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) với tổng vốn đăng ký gần 12,53 tỷ đô-la Mỹ và 1.008 dự án đầu tư ngoài KCN với tổng vốn đăng ký hơn 8,1 tỷ đô-la Mỹ.
Trong số vốn FDI đầu tư vào tỉnh 2 tháng đầu năm có hơn 143,6 triệu đô-la Mỹ được DN đầu tư vào các KCN, trong đó các KCN Việt Nam - Singapore thu hút gần 68,5 triệu đô-la Mỹ. Nguồn vốn FDI trong 2 tháng qua chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp. Một số dự án đầu tư mới có vốn đầu tư khá cao như: Công ty Cổ phần Cao su công nghiệp Omexay (Đài Loan) đầu tư 20 triệu đô-la Mỹ xây dựng nhà máy sản xuất các loại lốp xe, ruột xe; Công ty TNHH Dệt sợi Chen Ho Việt Nam (Đài Loan) đầu tư 12,5 triệu đô-la Mỹ để xây dựng nhà máy sản xuất các loại sợi…
Bên cạnh các dự án đầu tư mới, nhiều DN hoạt động ổn định và hiệu quả tại Bình Dương đã tăng vốn ngay trong dịp đầu năm. Trong đó, các DN tăng vốn lớn như Công ty TNHH Bia Anheuser-Busch Inbev Việt Nam (Hà Lan) tăng thêm 26 triệu đô-la Mỹ để sản xuất bia và mạch nha ủ men bia phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng vốn đầu tư của DN này tại tỉnh lên 71 triệu đô-la Mỹ; Công ty TNHH Camso Việt Nam (Luxembourg) tăng thêm 18 triệu đô-la Mỹ, nâng vốn đầu tư của DN lên 48 triệu đô-la Mỹ để sản xuất lốp đặc cung cấp thị trường ngành xây dựng và vận chuyển vật liệu; Công ty TNHH Srithai Việt Nam (Thái Lan) tăng vốn thêm 30 triệu đô-la Mỹ để sản xuất nhựa…
Nỗ lực về đích trước thời gian
Nguồn vốn FDI vào Bình Dương chủ yếu tập trung vào sản xuất công nghiệp nên tác động rất lớn đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Theo đó, nguồn vốn FDI tại Bình Dương hiện chiếm tỷ trọng gần 69,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, gần 82,4% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Trong số 2.412 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 20,66 tỷ đô-la Mỹ của DN đến từ 39 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Bình Dương hiện nay, Nhật Bản dẫn đầu về vốn với 226 dự án, vốn đầu tư gần 4,74 tỷ đô-la Mỹ; kế tiếp là Đài Loan có 671 dự án, vốn đầu tư gần 4,65 tỷ đô-la Mỹ; Hàn Quốc có 492 dự án với vốn đầu tư 1,92 tỷ đô-la Mỹ; Singapore có 138 dự án với vốn đầu tư hơn 1,77 tỷ đô-la Mỹ. |
Để tiếp tục thu hút vốn FDI hiệu quả trong năm 2015, Bình Dương đã tập trung thực hiện những giải pháp thiết thực. Theo đó, tỉnh tập trung đầu tư bằng nhiều nguồn lực, phương thức để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ nhằm phục vụ tốt nhất cho nhà đầu tư; đồng thời đẩy mạnh tiếp thị đầu tư tại một số nước có tiềm năng. Tỉnh cũng quan tâm cải cách hành chính toàn diện trên các lĩnh vực theo cơ chế “một cửa” giúp nhà đầu tư giao dịch thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, hiệu quả. Chính quyền tỉnh cũng hết sức trọng thị, gần gũi để chia sẻ, đồng hành cùng DN, kịp thời nắm bắt thông tin và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp DN đầu tư an toàn và thuận lợi nhất.
Tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Bình Dương, lãnh đạo nhiều DN chia sẻ, đầu tư vào Bình Dương hiệu quả nên năm 2015 họ sẽ tiếp tục tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Ông La Tử Văn, Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghiệp gỗ Kaiser Việt Nam, cho biết dự kiến trong năm 2015, công ty tiếp tục đầu tư nhà máy thứ 2 tại tỉnh với vốn đầu tư khoảng 80 triệu đô-la Mỹ để gia tăng sản lượng sản xuất và xuất khẩu gỗ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhiều nước trên thế giới. Còn ông Kim Hyun Ho, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lốp Kumho Việt Nam cho hay công ty cũng sẽ tăng vốn đầu tư để tăng năng lực sản xuất tại Bình Dương…
Có thể khẳng định, việc nhiều DN ở Bình Dương quyết định tăng vốn đầu tư, cùng với môi trường đầu tư tại tỉnh ngày càng hấp dẫn DN là cơ sở để tin tưởng năm 2015, thu hút vốn FDI của tỉnh tiếp tục về đích trước thời gian. (KCN Tan Binh)
Theo baobinhduong
Theo quy định tại Nghị định 18/2015/NĐ-CP, tất cả các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác... đều phải đánh giá tác động môi trường.
Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định rõ, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm: các dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; dự án có sử dụng đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển; các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại, làng nghề và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác; dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác có quy mô từ 50 giường trở lên; dự án xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân; dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng hóa chất độc hại hoặc vật liệu nổ công nghiệp; dự án chế biến, tinh chế kim loại màu...
Chủ các dự án trên có trách nhiệm tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác động môi trường và các thông tin, số liệu được sử dụng trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến khách quan, kiến nghị hợp lý của các đối tượng liên quan được tham vấn để hạn chế thấp nhất tác động bất lợi của dự án đến môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.
Đánh giá môi trường phải có trình độ đại học
Nghị định cũng quy định rõ, cán bộ thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có trình độ đại học trở lên và phải có chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường đúng chuyên ngành. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý việc đào tạo, cấp chứng chỉ tư vấn đánh giá tác động môi trường.
Đánh giá tác động môi trường được coi là công cụ quản lý quan trọng nhằm góp phần phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường. Vì thông qua đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư đã nâng cao trách nhiệm trong việc lựa chọn loại hình dự án và công nghệ sản xuất, trong phòng ngừa và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường do hoạt động của các dự án gây ra, góp phần ổn định xã hội, hạn chế các xung đột do ô nhiễm môi trường, giảm tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng. (KCN Tân Bình)
Theo VGP
Tiếng Việt & English: | |
|
Anh Tuấn (Mr) - 0933 446 988
Kế hoạch - Kinh doanh |
|
Minh Tuấn (Mr) - 0902 954 549 Kế hoạch - Kinh doanh |
|
Minh Thiện (Mr) - 0986 317 217 Hành chính - Nhân sự |
中文: | |
|
万莉莉 - 0917 616 125 QQ: 291722 7502 业务企划部 |